Slide hoạt động của Trung tâm

ABS trên xe máy hoạt động thế nào?

Thứ bảy - 12/09/2015 00:42

ABS trên xe máy hoạt động thế nào?

Với cơ chế bám nhả liên tục, hệ thống chống bó cứng phanh giúp xe không bị mất lực bám ngang gây hiện tượng lắc đuôi xe (trượt bánh).
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-Lock Braking System) phát minh từ những năm 1920 bởi Gabriel Voisin.
 
Ban đầu, ABS chỉ áp dụng vào phanh của máy bayMấy thập kỷ sau, hệ thống phanh này mới được áp dụng vào ngành công nghiệp ôtô.

 

Năm 1988, BMW K100 là chiếc môtô đầu tiên trang bị hệ thống phanh ABSTừ đó đến nay, ABS trải qua nhiều lần nâng cấp công nghệ nhưng vẫn sử dụng cơ chế bám nhả liên tụcCông nghệ phanh ABS vẫn là trang bị an toàn hàng đầu trên cả ôtô và xe máy.

He-thong-phanh-ABS-8512-1441880362
Hệ thống phanh chống bó cứng phanh ABS trên xe 2 bánhẢnh: Motorcycle.

Gặp tình huống phanh bất ngờ, đường trơn ướt, lúc đó mới thấy phanh ABS thực sự cần thiết và hiệu quả như thế nàoKhi phanh gấp, má phanh áp chặt vào đĩa phanh làm bánh xe cứng đờ không xoay được gây hiện tượng khóa bánh, làm mất độ bám của lốp làm trượt gây tai nạn.

ABS có vai trò phát hiện tình huống phanh xấu trước khi nó thực sự xảy ra, căn cứ vào lực bóp phanh và tốc độ quay của bánh xeKhi bóp mạnh phanh, hệ thống chống bó cứng phanh ABS kích hoạt, khi đó hệ thống này duy trì độ trượt của bánh xe với mặt đường trong giới hạn cho phép.

Lúc trượt bánh, khả năng mất kiểm soát là rất lớn, khi đó người điều khiển có đủ kỹ năng hay bình tĩnh để giữ xe thăng bằng, trong khi bánh xe đang trượtVới những tay đua chuyên nghiệp hoặc những người có kinh nghiệm thì chuyện này có thể thực hiện được.

Chính vì thế, ABS sẽ hỗ trợ bằng cách bóp nhả liên tục, hạn chế lực tác động mạnh má phanh vào đĩa phanh khi người lái bóp hoặc đạp phanh quá nhanh với lực lớn và giữ bánh xe vẫn quay không bị khóa cứngSau tình huống nguy hiểm tránh được, hệ thống sẽ tái áp dụng lực phanh lớn nhất để xe dừng lại nhanh hoặc cho tới khi phát hiện mối nguy khóa bánh mới.

Về cấu tạo, ABS có bộ phận cảm biến, bộ điều khiển, bơm thủy lực và các van điều chỉnh lực phanh.

Bộ phận cảm biến có nhiệm vụ phát hiện khi có lực phanh, đo tốc độ quay, khả năng cân bằng, độ trượt không nằm trong giới hạn an toànThành phần chính của bộ cảm biến là loại cảm biến tốc độDễ dàng nhận ra bởi cấu tạo đặc biệt là đĩa nhỏ có các khe hở nằm sát trục quay của bánh.

ABS-on-bikes-1-1649-1441880362
Phanh ABS dễ nhận ra bởi bộ phận đĩa nhỏ có các khe hở nằm sát trục quay của bánh.

Bộ điều khiển ECU là bộ não của phanh ABSNhiệm vụ của ECU là tiếp nhận, phân tích, so sánh các thông tin do cảm biến gửi vềNgoài ra, ECU còn có tính năng “ghi nhớ”Dựa trên những thông số đã kích hoạt trước đó, ECU sẽ ghi nhớ cho những lần sau khi cùng tình huống.

Cũng giống như các hệ thống phanh đĩa khác, bơm thủy lực cũng gồm piston và xi-lanh, tác dụng điều chỉnh lực đẩy lượng dầu lên má phanh, trong đó có sự trợ giúp của các vanCác van này sẽ trợ giúp điều chỉnh lực tác động vào má phanh.

Hệ thống ABS hỗ trợ người lái rất nhiều nhưng không phải là tuyệt đối vì thế không nên phó mặc an toàn cho công nghệQuan trọng nhất vẫn là rèn luyện lỹ năng để xử lý các tình huống bất ngờ.

Hiện nay, tại một số nước như Ấn Độ hay khu vực châu Âu, các môtô, xe máy sản xuất và bán ra sau 2016 có dung tích xi-lanh từ 125 phân khối trở lên bắt buộc phải trang bị hệ thống phanh ABS

Tác giả bài viết: Khoa Công nghệ - Cơ khí

Nguồn tin: xe365.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây